Máy 5 trục phay tượng gỗ của mình do gặp khó khăn trong việc gá đặt các công tắc hành trình nên mình đã sử dụng mấy con cảm biến tiệm cận phát hiện kim loại này. Tên của nó là SN04-N, ngõ ra NPN, phát hiện kim loại ở khoảng cách 4mm, mình mua 60k/con.
Đây là sơ đồ đấu nối 6 cảm biến cho 3 trục X, Y, Z của mình (gồm 3 Home và 3 giới hạn hành trình). Nguồn nuôi cho các cảm biến này từ 6-36VDC, ở đây mình dùng nguồn 24VDC.
Vì BOB này không hỗ trợ tách riêng điểm Home và điểm giới hạn của các trục nên mình đã gộp chung 3 điểm giới hạn của 3 trục X, Y, Z vào thành 1 đường và nối chung với đường E-stop (Pin10). Còn Home của mỗi trục thì mình sẽ để riêng và nối vào các chân Limit Switch tương ứng trên board (Home X - Pin12; Home Y - Pin13; Home Z - Pin15).
Còn đây là board mình làm trên mạch đục lỗ với 4 con relay 24V.
Sơ đồ mạch, tất nhiên rồi.
Sau khi hoàn tất đấu nối, cùng Config Mach3 để xem các cảm biến có hoạt động đúng yêu cầu không nào.
Vậy là chúng ta đã hoàn thành 1 mạch relay đơn giản giúp hỗ trợ mở rộng cho BOB này.
Với cách đấu nối và cài đặt như trên, khi máy của chúng ta đang chạy mà gặp phải bất kì cảm biến giới hạn hành trình nào thì Mach3 sẽ hiểu tương đương với việc bạn nhấn nút E-stop và dừng toàn bộ chương trình. Thường thì ở các máy CNC đời cũ hoặc DIY thì khi gặp E-stop chúng ta phải tắt máy và di chuyển các trục bằng tay, như vậy rất tốn công sức. Có 2 cách để giải quyết vấn đề này:
Cách 1: Trên đường về của dây E-stop nối từ Relay Board tới BOB, bạn hãy đấu nối tiếp một nút nhấn thường đóng (NC Button). Khi gặp E-stop bạn chỉ cần nhấn nút này để ngắt tạm thời tín hiệu trả về là có thể di chuyển các trục bình thường (nhưng phải cẩn thận vì có thể nhầm chiều di chuyển).
Cách 2: Sử dụng Soft Limit của Mach3. Cách này các bạn có thể tham khảo Manual của Mach3, trong đó đã hướng dẫn rất chi tiết.
Cảm ơn vì đã đọc bài viết!
Rất hữu ich. cảm ơn bạn. Có thể cho minh email để trao đổi thêm được không?
Trả lờiXóaemail minh laiminhluan@gmail.com